Vì sao không nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh?

Làn sóng thức ăn nhanh - fast food như: gà KFC, bánh mì sandwich, bánh hamburger, nước ngọt, khoai tây chiên, pate, xúc xích, lạp xường... chiếm lĩnh toàn bộ các bữa tiệc sinh nhật, liên hoan, hội hè của trẻ, từ lứa tuổi mầm non đến tận khối phổ thông trung học. Có trẻ sau mỗi buổi chiều tan trường đều được cha mẹ cho ăn một phần thức ăn nhanh, sau đó về nhà ăn cơm tối tiếp. Có trẻ được thay thế bữa ăn tối bằng thức ăn nhanh với lý do trẻ thích ăn hoặc cha mẹ bận rộn không nấu ăn được. Với những trẻ này, thức ăn nhanh là món khoái khẩu mà các bé ưa thích.

Mối nguy do sự tiện lợi của fast food “mang” lại

Thức ăn nhanh được chế biến công nghiệp và bán công nghiệp. Thức ăn nhanh công nghiệp như bánh snack, khoai tây chiên giòn, nước ngọt, nước có gas, nước có thêm đường. Thức ăn nhanh bán công nghiệp như gà rán, hamburger, bánh pizza... là những thức ăn rất giàu năng lượng. Một phần gà rán có trên 400-450kcalo, một phần hamburger cũng 450-460 kcalo - tùy to hay bé, năng lượng này chiếm 1/4 năng lượng khuyến nghị hằng ngày.

Thức ăn nhanh chiếm lĩnh toàn bộ các bữa tiệc sinh nhật, liên hoan của trẻ.

Không thể phủ nhận thức ăn nhanh là tiện lợi, cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng giúp người tiêu dùng hoạt động, học tập... nhưng nếu dùng thức ăn nhanh thường xuyên, thay thế cho những bữa ăn truyền thống sẽ có những tác hại đáng kể. Nếu đã ăn các bữa ăn chính mà lại ăn thêm thức ăn nhanh sẽ làm người sử dụng thừa năng lượng. Còn ăn thức ăn nhanh thay thế các bữa ăn truyền thống thì lâu dài sẽ thiếu các vitamin và khoáng chất. Bởi lẽ thức ăn nhanh có năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều muối nhưng lại ít rau, do vậy không cân đối được các chất dinh dưỡng. Những người thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh dễ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, dễ bị rối loạn mỡ trong máu. Ăn nhiều thức ăn nhanh tuy bị béo phì nhưng vẫn bị thiếu các vi chất dinh dưỡng, có nghĩa là thức ăn nhanh là loại thức ăn không cân đối về dinh dưỡng, thức ăn nhanh rất giàu năng lượng, chủ yếu cung cấp từ chất béo, chất béo này từ động vật (heo, bò, gà...). Thực phẩm thường chiên từ dầu mỡ có nhiều chất béo no không tốt cho sức khỏe, đặc biệt không tốt cho tim mạch do hàm lượng muối cao. Khi chiên rán ở nhiệt độ cao gần như các vitamin và khoáng chất đã bị phá hủy hết.

Vậy có nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh hay không?

Thỉnh thoảng cho trẻ ăn thức ăn nhanh thì được nhưng ăn thường xuyên thì không tốt vì những lý do đã phân tích ở trên. Thức ăn nhanh là nhu cầu của đời sống công nghiệp nhưng người tiêu dùng cần phải biết cân đối. Trong thức ăn nhanh có ít rau nên sau khi ăn cần phải ăn thêm trái cây, rau xanh. Khi mua phần ăn nên chọn phần có năng lượng phù hợp với nhu cầu của cơ thể mình và không nên ăn quá một lần mỗi tuần, đối với trẻ béo phì, người lớn thừa cân béo phì và mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường týp 2, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu... thì không nên ăn. Phụ huynh nên tránh tạo thói quen xấu cho trẻ như dùng thức ăn nhanh để thưởng mỗi khi trẻ làm điều tốt, được điểm cao trong học tập... hoặc tập thói quen ăn hằng tuần.

Bữa ăn truyền thống vẫn là tốt nhất cho mỗi gia đình.

Bữa ăn truyền thống vẫn là tốt nhất đối với mỗi gia đình, vừa tốt cho sức khỏe, tiết kiệm, dù có bận rộn với công việc, người phụ nữ trong gia đình vẫn nên dành thời gian nấu những bữa ăn cân đối dinh dưỡng, ngon, bổ, rẻ cho những người thân yêu trong gia đình.

ThS. BS. Lê Thị Hải

10 điều có thể xảy ra nếu bạn chuyển từ uống cà phê sang uống trà

1. Răng bạn sẽ có màu sáng hơn

Cà phê rất nổi tiếng với việc gây ố răng, do vậy, việc chuyển từ uống cà phê sang uống trà có thể sẽ khiến răng bạn trông sáng màu hơn, đặc biệt là nếu bạn uống trà trắng hoặc trà xanh. Nhiều người không nhận ra rằng, việc uống trà sẽ khiến răng ít bị ố hơn, so với việc uống cà phê.

2. Bạn có thể làmgiảm được lượng cholesterol

Cà phê phin đã được loại bỏ 2 chất là cafestol và kahweol, nhưng các loại cà phê khác, ví dụ như cà phê ép của Pháp hoặc espresso, thì vẫn còn những chất này. Đây là 2 chất có thể làm tăng lượng cholesterol xấu LDL và do vậy, cũng có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ của bạn. Thay vì việc uống expresso, nếu bạn chuyển sang uống trà thì lượng cholesterol của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

3. Bạn có thể sẽ bị đau đầu

Phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của cơ thể với sự thay đổi và phụ thuộc vào mức độ caffein bạn tiêu thụ hàng ngày, bạn có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng của hội chứng cacaffein nếu bạn chuyển từ việc uống cà phê sang uống trà. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn có một sự thay đổi đáng kể, ví dụ như ngừng tiêu thụ caffein hoàn toàn, nhưng cũng có thể sẽ xảy ra ngay khi bạn mới chỉ cắt giảm lượng caffein mà mình tiêu thụ. Sau khi cơ thể bạn quen với sự thay đổi, thì những triệu chứng cai sẽ biến mất.

4. Chứng ợ nóng của bạn sẽ được cải thiện

Cà phê có thể sẽ làm giãn cơ vòng ở giữa thực quản và dạ dày. Khi cơ này mở ra, axit dạ dày có thể sẽ trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng trào ngược và ợ nóng. Tình trạng ợ nóng của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn chuyển sang uống trà, mặc dù trà cũng có một lượng nhỏ caffein. Một số chuyên gia cho rằng, có một thành phần nào đó trong cà phê mà họ vẫn chưa biết, sẽ gây ợ nóng với một vài người. Và kể cả khi họ đã uống cà phê đã tách caffein (decaf) thì họ vẫn bị ợ nóng.

Bạn có thể sẽ ngủ ngon hơn

Vì cà phê có chứa nhiều caffein hơn trà, do vậy, bạn có thể sẽ thấy mình ngủ tốt hơn vì trà có chứa ít chất kích thích hơn. Caffein có thể là nguyên nhân góp phần gây ra chứng chân không yên khi ngủ và tình trạng mất ngủ.

5. Bạn có thể sẽ bình tĩnh hơn

Nếu bạn thường xuyên uống 3-4 cốc cà phê một ngày, bạn có thể đang kích thích cơ thể quá mức. Đôi khi, đặc biệt là với những người nhạy cảm với caffein, họ có thể sẽ bị bồn chồn và cáu kỉnh nếu tiêu thụ quá nhiều caffein. Và do trà có chứa ít caffein hơn so với cà phê, do vậy, bạn sẽ ít có nguy cơ dùng quá liều và sẽ ít bị kích thích hơn.

6. Bạn có thể sẽ tăng nguy cơ tiểu đường typ 2

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, cà phê có thể dự phòng bệnh tiểu đường typ 2 nhưng các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được lý do tại sao. Một số người cho rằng đó là bởi vì cà phê sẽ làm tăng lượng protein có chứa các hormone sinh dục như testosterone và estrogen – giúp làm giảm nguy cơ tiểu đường typ 2, trong khi một số người khác cho rằng, cà phê có thể làm tăng tính nhạy cảm insulin. Do vậy, khi chuyển từ việc uống cà phê sang uống trà, có thể bạn sẽ không có được mức độ bảo vệ tương tự như đối với cà phê.

7. Bạn có thể sẽ không bịchuột rút

Quá nhiều cà phê trong cơ thể có thể sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu magie của cơ thể, mặc dù cà phê cũng có chứa một lượng nhỏ magie. Nếu bạn uống rất nhiều cà phê và không bổ sung đủ magie, thì bạn sẽ bị chuột rút và khó ngủ - hai tình trạng có nguyên nhân là do caffein hoặc không đủ magie. Một số loại thuốc, ví dụ như các thuốc ức chế bơm proton, cũng có thể làm giảm lượng magie của cơ thể.

Do vậy, nếu bạn vừa sử dụng những loại thuốc này lại vừa uống cà phê, thì tình trạng thiếu magie của bạn sẽ còn trầm trọng hơn. Bằng việc chuyển sang uống trà, bạn có thể sẽ tránh được những ảnh hưởng tiêu cực này.

8. Cảm xúc của bạn có thể sẽ thay đổi

Có thể là do caffein, nhưng cũng có thể là do không khí và sự giao lưu tại những quán cà phê, nhưng các nghiên cứu đã chứngminh rằng, cà phê có thể giúp cải thiện tâm trạng và làm giảm nguy cơ trầm cảm.

Một nghiên cứu tại đại học Harvard thậm chí chỉ ra rằng, người trưởng thành uống 2-4 ly cà phê mỗi ngày sẽ có nguy cơ tự tử thấp hơn 2 lần so với những người uống ít cà phê hoặc không uống. Bằng việc chuyển sang uống trà, bạn có thể sẽ không thu được những lợi ích đó. Kể cả khi trà cũng có chứa caffein, nhưng lượng caffein trong trà chỉ bằng một nửa trong cà phê và có thể sẽ không có hiệu quả tương tự như cà phê.

9. Bạn có thể làm giảm nguy cơ ung thư cho chính mình

Các nghiên cứu đã chứng minh được việc tiêu thụ cà phê sẽ làm giảm nguy cơ ung thư gan và ung thư đại tràng, nhưng trà còn có nhiều công dụng hơn. Nghiên cứu đã cho thấy trà không chỉ làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư ở trên mà còn giảm cả nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư tụy, ung thư vú và nhiều loại ung thư khác.

Khác biệt lớn nhất giữa trà và cà phê là do chất chống oxy hóa EGCG có trong trà. Cả trà và cà phê đều có chứa chất chống oxy hóa nhưng trà xanh đặc biệt rất giàu ECGC, có thể giúp bạn chống lại các gốc tự do góp phần gây ra bệnh ung thư.

10. Bạn có thể sẽ có đủ nước hơn

Mặc dù caffein có tác dụng như một chất lợi tiểu, nhưng cà phê vẫn có thể giữ cho bạn có đủ nước. Cơ thể có thể giữ khoảng 1/3 lượng nước của một ly cà phê, tương đương với khoảng một nửa ly nước trong số 8 ly nước bạn cần uống một ngày. Trà có lượng caffein thấp hơn do vậy có thể nói trà sẽ giúp cơ thể giữ nước tốt hơn. Khi cơ thể có đủ nước, bạn sẽ không bị chóng mặt, da bạn sẽ trông mịn màng hơn và các chức năng của cơ thể cũng sẽ hoạt động tốt hơn.

Vậy, bạn còn chần chừ gì nữa mà không thay cà phê bằng những tách trà thơm ngát?

Ths.Bs.Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

5 cách mà dinh dưỡng và lối sống có thể giúp bạn giảm stress

Trong một khảo sát mới đây của Hiệp hội Tâm Lý Mỹ (American Psychological Association), stress sẽ dẫn đến những hành vi không tốt cho sức khỏe, từ mất ngủ cho tới ăn quá nhiều hay ăn những thức ăn không lành mạnh.

Matthew Kuchan, tiến sĩ, nhà nghiên cứu khoa học cấp cao của Abbott

Tình trạng stress trong thời gian dài có thể gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vì lí do đó, chúng ta cần nhận ra những dấu hiệu của stress và giải quyết chúng bằng giấc ngủ, các bài tập thể dục và bằng dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể. Hầu hết mọi người không nhận ra điều này, nhưng một chế độ dinh dưỡng tốt cũng hiệu quả như tắm trong bọt xà phòng để giải tỏa stress, thậm chí còn hiệu quả hơn.

Matthew Kuchan, tiến sĩ, nhà nghiên cứu khoa học cấp cao của Abbott cho biết “Ăn uống theo một chế độ giàu thực phẩm lành mạnh như các loại rau xanh đậm và thịt nạc giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho cơ thể cũng như giảm viêm nhiễm và quá trình oxy hóa. Kết hợp các chất có trong những loại thực phẩm nhất định với một chế độ ăn uống lành mạnh là cách hữu hiệu để chống lại tác dụng phụ của stress trên cơ thể.”

Cụ thể, các loại thực phẩm lành mạnh làm giảm viêm nhiễm trong cơ thể. Dù viêm nhiễm không phải là xấu vì đó là phản ứng của cơ thể với các chấn thương, stress hay thậm chí là tập thể dục nhưng nếu quá nhiều hoặc quá lâu cũng có thể gây ra căng thẳng oxy hóa. Ở mức độ cân bằng, căng thẳng oxy hóa giúp chữa lành cơ thể nhưng căng thẳng oxy hóa mãn tính hay không kiểm soát lại gây hại đến nội tạng.

Với cuộc sống 24/7 ngày nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết là hãy dành thời gian chăm sóc bản thân. Stress có thể gây tác động lớn đến tâm trí và cơ thể. Nếu bạn thấy căng thẳng, hãy nhớ kĩ 5 lời khuyên dưới đây.

1. Chú ý đến chế độ ăn uống

Ăn những thực phẩm giàu chất chống viêm như axit béo không no (cá hồi, cá ngừ,..), chất chống oxy hóa, polyphenol và carotenoid (chocolate đen, rau xanh đậm, ớt chuông màu sáng và rượu). Những thực phẩm này đều nằm trong chế độ ăn uống vùng Địa Trung Hải và đều tốt cho việc giảm viêm.

2. Ăn tại nhà

Ăn tại nhà thường đồng nghĩa với ăn uống lành mạnh hơn vì bạn có thể kiểm soát được thành phần trong bữa ăn. Một cách để việc ăn uống lành mạnh dễ dàng hơn là giữ thức ăn tươi ngon bổ dưỡng trong tầm tay. Một vài loại thực phẩm cũng có thể trữ đông lạnh hoặc để khô (các loại hạt, trái cây và ngũ cốc nhiều chất xơ).

3. Tập luyện thể dục

Dù khi bị stress, bạn thường cảm thấy không muốn vận động, nhưng việc tập thể dục khi bị stress lại rất quan trọng. Các hoạt động thể chất giúp giải phóng endorphins và giảm lượng adrenaline và cortisol giúp giảm căng thẳng thần kinh. Endorphin là hợp chất hóa học trong não bộ giúp kích thích các tế bào gây cảm giác hưng phấn và giúp cơ thể được thư giãn.

4. Ngủ đủ giấc

Một nghiên cứu đăng trên tờ Tạp chí về sinh học con người Mỹ cho thấy ngủ không đủ giấc làm thay đổi sự tiết hormone gây đói, khiến bạn đói và ăn nhiều hơn. Đây là lí do chúng ta có thể ăn quá nhiều khi căng thẳng hay buồn ngủ. Hãy ngủ đủ 7-8 tiếng trong một đêm.

5. Uống nhiều nước và bớt cà phê

Bạn đã bao giờ cảm thấy bồn chồn vì uống quá nhiều caffeine? Nghiên cứu cho thấy rằng caffeine có thể khiến các phản ứng khi stress trở nên tồi tệ hơn vì vậy dù cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo, hãy uống nước vào buổi chiều.

“Cuối cùng, đừng nản lòng khi bị stress. Ăn uống theo một chế độ lành mạnh là điều không hề dễ dàng và những thói quen mới bao giờ cũng cần thời gian” Kuchan nói.

Dinh dưỡng đúng chính là nền tảng cho sức khỏe tốt, là điều kiện tiên quyết để mọi người ở mọi độ tuổi có thể có cuộc sống trọn vẹn nhất. Chuyên mục “Dinh dưỡng cho cuộc sống trọn vẹn” do Báo Sức khỏe & Đời sống kết hợp với Abbott Việt Nam – công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu thực hiện sẽ giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về dinh dưỡng, những kiến thức hữu ích về thực hành dinh dưỡng trong cuộc sống và điều trị bệnh, bao gồm các chủ đề dinh dưỡng cho phụ nữ; bà mẹ và trẻ em; dinh dưỡng cho người lớn tuổi và người bệnh; dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.

Nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm thực phẩm

1. Thiếu vệ sinh

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ô nhiễm thực phẩm là quá trình xử lý và chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh. Vì các loại vi-rút có thể dễ dàng lây truyền qua trái cây, rau và thịt, nên cần rửa tay đúng cách trước và sau khi xử lý thực phẩm. Dưới đây là những sai lầm cần tránh:

- Bỏ qua bước rửa tay và cầm thực phẩm sau khi đi vệ sinh, xử lý thùng rác hoặc xử lý thịt sống.

- Cầm thực phẩm ngay cả khi bạn bị nhiễm vi-rút như viêm gan A, có vết cắt, nhiễm trùng da hoặc vết thương hở trên da.

- Tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm, không đeo găng tay khi chế biến thực phẩm.

Nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm thực phẩm

2. Do lây nhiễm chéo

Lây nhiễm chéo là sự lây truyền vi khuẩn hoặc vi-rút từ nơi này sang nơi khác, đối tượng này sang đối tượng khác. Lây nhiễm chéo có thể xuất hiện khi sử dụng thớt để chế biến thịt sống sau đó lại dùng để chế biến thực phẩm khác. Loại lây nhiễm này thường gây ra các bệnh liên quan đến thực phẩm mà nếu không chữa trị có thể gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những cách đơn giản để phòng lây nhiễm chéo:

- Sử dụng đĩa, dao và thớt riêng khi chế biến rau/trái cây tươi và thịt, cá, trứng sống.

- Để riêng đồ sống và đồ chín.

- Rửa thớt với nước nóng và nước khử trùng thường xuyên.

3. Nấu không đúng cách

Nấu thức ăn ở nhiệt độ thích hợp rất có ý nghĩa trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm do vi khuẩn hoặc vi trùng. Vì vậy, điều quan trọng là phải nấu thức ăn ở nhiệt độ hợp lý, tùy vào từng loại thực phẩm để tiêu diệt vi khuẩn và giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, luôn ăn thực phẩm khi ấm và tránh ăn đồ dư thừa.

4. Không bảo quản thực phẩm đúng cách

Khi bảo quản ở nhiệt độ phòng, phần lớn trái cây và rau và ngay cả thực phẩm đã nấu chín cũng dễ bị hỏng. Vì vậy, cần bảo quản chúng trong tủ lạnh. Ngoài ra, cần bảo quản rau và những thực phẩm không phải rau trong hộp riêng hoặc để tách riêng nhằm tránh lây bẩn và do đó làm hỏng thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu bạn để thực phẩm trong tủ lạnh, cần làm ấm trước khi ăn và nhanh chóng đặt phần thực phẩm còn thừa vào lại trong tủ lạnh (không để thực phẩm đã chứa trong tủ lạnh ra ngoài - ở nhiệt độ phòng - quá lâu).

5. Bếp không sạch sẽ

Nếu bạn lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh, cần thường xuyên làm sạch tủ lạnh. Cũng nên lưu trữ thực phẩm ở đúng nơi, đúng nhiệt độ, vệ sinh bếp thường xuyên.

Cần làm sạch bếp sau khi chế biến thực phẩm để tránh thực phẩm bị nhiễm bẩn do kiến, gián, chuột…

BS Tuyết Mai

(Theo THS/Univadis)

Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ đau đầu mạn tính ở nam giới

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có hàm lượng vitamin D thấp nhất tăng 2 lần nguy cơ bị đau đầu mạn tính so với những người có hàm lượng vitamin D cao nhất.

Thiếu vitamin D cũng liên quan với loại đau đầu do áp lực mạn tính, có thể do gây đau cơ xương.

Các nghiên cứu trước đây tìm ra vai trò của vitamin D trong nhiều bệnh thần kinh mạch máu khác nhau.

Theo các nhà nghiên cứu từ ĐH Đông Phần Lan, nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng về mối liên quan giữa hấp thu ít vitamin D và tăng nguy cơ bệnh mạn tính.

Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu đã phân tích hàm lượng vitamin D huyết thanh và sự xuất hiện đau đầu ở khoảng 2.600 nam giới trong độ tuổi từ 42 tới 60.

Ở khoảng 68% trong số này, lượng vitamin D huyết thanh là dưới 50 nmol/l, ngưỡng được cho là thiếu vitamin D.

Những người ít tiếp xúc với tia UVB, một nguồn vitamin D chủ yếu, nên đảm bảo nhận đủ vitamin D từ bổ sung thực phẩm.

Nghiên cứu được công bố trên tờ Scientific Reports.

BS Thu Vân

(Theo Univadis/ Indianexpress)

7 thực phẩm giảm nhẹ triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt

Bạn có từng nghe về các loại thực phẩm bổ dưỡng và ngon miệng có thể giúp bạn chống lại hội chứng trước kỳ kinh nguyệt (PMS-premenstrual syndrome) ở chị em? Khi đến tháng, cơ thể chị em có những biến đổi nhất định.

7-thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet

Dưới đây là danh sách thực phẩm và đồ ăn vặt giúp chị em đối phó với các triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt thay vì tiêu thụ một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Đọc để tìm hiểu những gì bạn nên chọn trong kế hoạch ăn uống của bạn những ngày chuẩn bị đèn đỏ:

1. Chuối

Chuối rất giàu kali, là chất đặc biệt quan trọng khi bạn đang đối phó với các triệu chứng trước kỳ kinh. Nồng độ kali thấp có thể gây ra chuột rút và ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Ăn thực phẩm giàu kali như chuối, dưa đỏ và trái cây họ cam quýt giúp bạn cải thiện tâm trạng và cảm thấy tốt hơn.

7-thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-CHUOI

2. Sôcôla đen

Sôcôla đen có rất nhiều lợi ích sức khỏe vì nó là một nguồn cung cấp magiê tuyệt vời, tăng cường chất chống oxy hóa và các vitamin quan trọng. Bạn hãy lựa chọn chocolate đen với tỷ lệ ca cao cao (70% trở lên) cho dù nó có vị đắng bởi vì chocolate đen có chứa các chất flavonoid chống lại bệnh tật và chất chống oxy hóa.

7-thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-socola

3. Chất béo lành mạnh

Do hàm lượng axit béo omega-3 cao, chất béo lành mạnh từ dầu ô liu, bơ, các loại hạt và cá hồi có thể giúp ta chống và giảm các triệu chứng trước kỳ kinh. chất béo lành mạnh cũng có thể giúp giảm các triệu chứng thông thường như đau bụng kinh, đau ngực, khó chịu và đầy hơi.

7-thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-chat-beo-co-loi

4. Hạnh nhân

Hạnh nhân rất giàu vitamin E có thể giúp bạn đối phó với các vấn đề về da, sự căng tức ngực, khó chịu và đau nhức trong suốt thời gian trước ngày đèn đỏ của bạn. Nếu bạn không thích hạnh nhân, bạn có thể thử các sản phẩm sữa, quả phỉ, quả bơ hoặc trứng. Các loại thực phẩm này không chỉ là những món ăn ngon giúp chống lại các triệu chứng trước kỳ kinh, mà còn giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do.

7-thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-Hanh-nhan

5. Sữa chua

Sữa chua là một trong những món ăn nhẹ yêu thích của nhiều chị em và là một trong những loại thực phẩm giúp phụ nữ chống lại các triệu chứng trước kỳ kinh. Sữa chua không béo hoặc ít béo sẽ giúp cân bằng lượng canxi của bạn trong suốt thời gian trước ngày đèn đỏ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số phụ nữ có nồng độ canxi thấp hơn xung quanh thời điểm rụng trứng và có thể dẫn đến đầy hơi hoặc thay đổi tâm trạng. Nếu bạn thèm một món ăn ngon, hãy lựa chọn sữa chua thay vì các món kem.

thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-Sua-chua

6. Gạo lức

Gạo lức không phải là loại thực phẩm ngon miệng, nhưng nó thực sự có thể làm giảm các triệu chứng phổ biến nhất của PMS như ủ rũ và khó chịu vì rất giàu vitamin B6, mangan và magiê. Nếu bạn không thích gạo nâu, hãy lựa chọn thay thế bằng mì nguyên hạt hoặc bột yến mạch.

thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-Gao-luc

7. Đậu

Cuối cùng, để đối phó với hội chứng trước kỳ kinh, đậu có thể là lựa chọn an toàn cho bạn. Đậu giúp tăng lượng vitamin B6 làm giảm cảm giác đầy bụng, giảm khả năng giữ nước và thay đổi tâm trạng. Chế biến đậu với salad, mì ống hoặc nấu súp là gợi ý tốt cho bữa ăn của bạn.

thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-Dau

Đối phó với các triệu chứng trước kỳ kinh giúp bạn bớt mệt mỏi và u ám, thậm chí giảm bớt đau đớn, ậm ạch trước kỳ kinh. Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh giúp chị em giảm bớt hội chứng trước kỳ kinh là một gợi ý hay.

Mai Hương/HVQY

(theo Amerikanka LifeStyle)

Đậu nành “thầy thuốc” tim mạch của bạn

Đậu nành phòng ngừa thừa cân, béo phì

Người thừa cân, béo phì, nhiều mỡ tích luỹ ở vùng bụng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Dùng đậu nành mỗi ngày giúp bổ sung isoflavone, có tác dụng ức chế chất béo dư thừa tích tụ, giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì. Ngoài ra, nhờ đậu nành chứa lượng đạm chất lượng cao, lên đến 38% mà chế độ ăn có đậu nành giúp bạn no lâu hơn, từ đó giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế ăn nhiều, giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối.

đậu nànhMỗi ly sữa đậu nành chứa khoảng 20mg isoflavones giúp phòng ngừa được nhiều nguy cơ tim mạch

Đậu nành cải thiện bệnh rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là căn bệnh ở người có cholesterol tổng số cao hơn mức bình thường hoặc triglycerides cao hoặc hàm lượng cholesterol tốt thấp và cholesterol xấu cao. Rối loạn mỡ máu dễ dẫn đến những cơn đau tim và đột quỵ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra đạm đậu nành giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, tăng lượng cholesterol tốt, cải thiện bệnh rối loạn mỡ máu. Theo TS. James Anderson, ĐH Y khoa Kentucky (Mỹ), người có mỡ máu rất cao nếu dùng đậu nành thay thịt sẽ làm giảm mỡ máu 19,6% mà không phải dùng thuốc hạ mỡ máu. Theo ông, nếu mỗi ngày ăn 40g đậu nành hay các chế phẩm của nó trong vòng ít nhất 1 tháng thì lượng cholesterol sẽ giảm được khoảng 93%.

Đậu nành cải thiện tình trạng tiểu đường

Tỉ lệ bênh nhân tiểu đường mắc phải bệnh tim mạch rất cao và có đến 80% bệnh nhân tiểu đường tử vong vì biến cố tim mạch.

Đậu nành là thực phẩm giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn có đậu nành có thể làm giảm lượng insulin nhanh chóng, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Những người bị tiểu đường theo chế độ ăn có đậu nành trong 3 ngày giảm đến 36% lượng insulin, những người dư cân đang có nguy cơ bị tiểu đường giảm đến 40% lượng insulin bị tăng cao.

Đậu nành phòng ngừa xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch gây ra hai biến chứng nguy hiểm là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Mỗi ly sữa đậu nành chứa khoảng 20mg isoflavones, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào, bảo vệ thành động mạch. Isoflavones ức chế sự tăng trưởng của tế bào gây ra các mảng bám trên thành động mạch - nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch.

đậu nànhTránh xa thừa cân, béo phì, duy trì vóc dáng thon gọn để có một trái tim khỏe

Đậu nành giảm cao huyết áp

Cao huyết áp làm tăng áp lực hoạt động lên tim, đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ. Dưỡng chất trong đậu nành có thể kiểm soát tốt chứng cao huyết áp. Đậu nành có thành phần dinh dưỡng cao, giàu đạm, isoflavone, axit amin thiết yếu, axit béo omega 3 và omega 6 , các khoáng chất canxi, magie, kali…, giúp bảo vệ các mạch máu khỏi bị vỡ và tổn thương do sự tấn công của các gốc tự do và mảng bám cholesterol. Ngoài ra, các dưỡng chất này còn giúp cải thiện độ linh hoạt và tình trạng lỏng của mạch máu, giúp chúng đàn hồi hơn, từ đó làm giảm tình trạng áp lực cao của máu lên các thành động mạch, ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp.

Dù khỏe mạnh hoặc đang mắc phải một trong các căn bệnh trên, bạn đều nên bổ sung ít nhất 25g đạm đậu nành mỗi ngày (theo khuyến nghị của FDA - Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì) để cải thiện bệnh và hạn chế những biến cố sức khỏe liên quan đến tim mạch.

 

Truy cập ngay vào cổng thông tin chính thức về đậu nành tại Việt Nam: www.daunanhdinhduonglanh.vn để tìm hiểu thêm thông tin bổ ích từ công dụng của đậu nành.

 

MAI NA